• freeship icon Freeship với hoá đơn từ 200k
  • checked quality Hàng chính hãng bảo hành toàn quốc
  • Save money Kiểm tra hàng Check mã khi thanh toán

Da dầu là gì? Cách chăm sóc da dầu hiệu quả và an toàn

Ngày 03/07/2023
Blog làm đẹp
0 Bình luận
Xem nhanh
Làn da là một phần quan trọng trong việc thể hiện sự xinh đẹp của phụ nữ Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được làn da hoàn hảo, và nhiều người phải đối mặt với các vấn đề khuyết điểm da. Một trong những loại da phổ biến và thường gặp nhất là da dầu. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc và quan tâm đúng cách, bạn có thể tự mình khắc phục nhược điểm của loại da này ngay tại nhà. Vậy da dầu là gì? cách chăm sóc da mặt dầu là như thế nào để hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên một cách chi tiết ngay sau đây.

1. Da dầu là gì? Cách nhận biết da dầu

Để có cái nhìn chi tiết về da dầu là da như thế nào hay da dầu mụn là da như thế nào, cùng những đặc điểm liên quan thì cùng Huyền Phi tìm hiểu về da dầu ngay sau đây:

1.1 Da dầu là da như thế nào?

Da dầu là gì? là loại da mà tuyến bã nhờ sản xuất dầu nhiều hơn mức bình thường dẫn đến da bóng dầu
 
Da dầu là gì? Da dầu còn được gọi là da nhờn, để chỉ tình trạng các tuyến bã nhờn dưới da sản xuất quá nhiều dầu so với mức bình thường. Hình thành một lớp dầu mỏng trên bề mặt da, làm cho da trở nên bóng dầu và lỗ chân lông dễ bị bí tắc.
 
Bình thường, tuyến dầu dưới lỗ chân lông có nhiệm vụ tiết ra dầu nhờn để giữ cho da có độ ẩm và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này trở nên không tốt nếu da có quá nhiều dầu trên bề mặt, và đó là một trong những nguyên nhân chính hình thành mụn.

1.2 Đặc điểm của da dầu là gì?

Lỗ chân lông to là một trong những đặc điểm của da dầu
 
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những trạng thái da mặt bóng nhờn và loáng dầu phải không? Bạn có tự đặt câu hỏi liệu mình có phải da dầu không và da dầu là loại da như thế nào? Đặc điểm da dầu như thế nào dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết giúp bạn giải đáp những vấn đề trên
 
  • Bóng nhờn: da mặt luôn bóng nhờn tuyến dầu tiết ra quá mức
  • Lỗ chân lông to ra: Lỗ chân to ra và nổi rõ, đặc biệt ở vùng chữ T (mũi, cằm và trán) dễ dẫn đến mụn và vấn đề khác.
  • Dễ bị mụn viêm: Do sự sản xuất dầu quá mức, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dễ bị vi khuẩn gây viêm nhiễm, gây ra mụn viêm trên da.
  • Mụn đầu đen: bã nhờn tích tụ ở đáy nang lông và bị oxy hóa thành màu đen khi tiếp xúc với không khí hình thành mụn đầu đen (mụn cám).
  • Da nhờn rít: luôn có cảm giác nhờn rít, không bao giờ căng, khô hoặc bong tróc do khô.
  • Da để lại vết dầu khi mặt chạm vào một vật gì đó, ví dụ như trên bề mặt điện thoại
  • Trang điểm sẽ không bám chắc và dễ trôi, khiến bạn phải trang điểm lại nhiều lần trong ngày.

2. Các loại da dầu hiện nay

Hiện nay da dầu có những loại nào?
 
Sau khi nắm vững thông tin da dầu là da gì, cũng như đặc điểm nhận dạng da dầu là da thế nào, cùng tìm hiểu xem có những loại da dầu nào sau đây:
  • Da dầu nhờn: da dầu nhờn là như thế nào? Đây là loại da dầu phổ biến, có lượng dầu nhờn sản xuất quá nhiều, gây bóng nhờn, lỗ chân lông to và dễ bị tắc nghẽn. 
  • Da dầu thiên khô: da dầu thiên khô là gì? Đặc điểm của loại da dầu này là thiếu độ ẩm, gây ra sự khô ráp và căng rát. Tuy nhiên, da vẫn tiết dầu nhờn để bù đắp độ ẩm thiếu hụt, dẫn đến da bị mất cân bằng nước. 
  • Da dầu nhạy cảm: da dầu nhạy cảm là như thế nào? Đây là loại da dầu dễ bị kích ứng, kích thích bởi các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, môi trường ô nhiễm hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. 

3. Nguyên nhân hình thành da dầu mụn là gì?

Nguyên nhân dẫn đến da dầu là gì
Nguyên nhân hình thành da dầu mụn là gì? Cùng Huyền Phi điểm qua 07 nguyên nhân dẫn đến dầu trên da mặt là gì ngay sau đây:
 
  • Di truyền: Yếu tố gen của bố mẹ có thể góp phần vào việc bạn có làn da dầu hay không. Nếu bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có da dầu, khả năng cao bạn cũng sẽ có làn da dầu.
  • Tuổi tác: Da dầu thường xuất hiện nhiều vào tuổi dậy thì do sự thay đổi hormone androgen trong cơ thể. Hormone này kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, dẫn đến tăng lượng dầu trên da. Đồng thời, tuổi tác cũng có thể làm giảm lượng collagen và protein trong cơ thể, làm cho da khô và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Tác động của môi trường: Môi trường sống có thể ảnh hưởng đến da dầu là như thế nào. Trong môi trường nóng ẩm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để giữ cho da được mát mẻ. Mùa hè thường là thời điểm tuyến dầu hoạt động nhiều hơn. Còn trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn và hóa chất có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn.
  • Lỗ chân lông lớn: tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn, dẫn đến da dầu.
  • Thói quen chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm không phù hợp cho da dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tăng sản xuất dầu trên da. Việc rửa mặt quá thường xuyên, sử dụng các sản phẩm chứa hợp chất cồn hay chất kết dính dày có thể làm mất cân bằng độ ẩm trên da và kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn.
  • Chăm sóc da quá mức: như rửa mặt và tẩy tế bào chết quá thường xuyên, có thể làm da sản sinh dầu nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Bỏ qua bước dưỡng ẩm: làm da trở nên khô, dẫn đến việc tuyến nhờn hoạt động quá mức để cung cấp độ ẩm cho da, gây ra da dầu mụn.

4. Cách chăm sóc da dầu mụn hiệu quả

Cách chăm sóc da dầu mụn hiệu quả
 
Cách chăm sóc da dầu mụn hiệu quả như sau:
  • Tẩy trang: đây là bước đầu tiên và cực kì quan trọng khi chăm sóc da dầu mà nhiều người thường bỏ qua. Sử dụng nước hoặc dầu tẩy trang sẽ giúp loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn hoặc các lớp trang điểm trên da, làm da thông thoáng và tránh bị bí tắc lỗ chân lông.
  • Rửa mặt: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da, nên chọn các sản phẩm có độ pH từ 4,5 đến 6,5. Không chọn sữa rửa mặt có độ pH quá cao vì sẽ dễ khiến da mất nước và bong tróc. Không dùng sữa rửa mặt có độ pH thấp vì sẽ khiến da khô và tiết nhiều dầu hơn dễ gây ra mụn. Tránh sử dụng xà phòng mạnh hoặc các hóa chất gây kích ứng.
  • Lau khô mặt nhẹ nhàng: Dùng khăn mềm sạch hoặc bông tẩy trang lau mặt sau khi rửa, tránh ma sát mạnh để da không bị kích thích tiết dầu nhiều hơn.
  • Tẩy tế bào chết: do da tiết quá nhiều dầu cùng tình trạng lỗ chân lông to dễ tích tụ bụi bẩn, nên chú ý tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông. Không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều vì sẽ làm da bị khô, thiếu độ ẩm và bong tróc, kích ứng nếu không chăm sóc kĩ càng.
  • Sử dụng toner (nước cân bằng): Nước cân bằng tự nhiên có thể giúp se khít lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm cần thiết và cân bằng độ pH trên da.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, có khả năng kiềm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông
  • Kem chống nắng cũng nên là loại kiềm dầu và khô thoáng không chứa nguyên liệu hay cồn, có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
  • Sử dụng giấy thấm dầu: Giấy thấm dầu giúp loại bỏ lớp dầu thừa trên mặt một cách nhanh chóng và tiện lợi, đặc biệt khi không thể rửa mặt ngay.
 
Bằng cách áp dụng đúng các phương pháp chăm sóc da trên, bạn có thể giảm thiểu dầu mụn và cải thiện tình trạng da dầu mụn của mình. 
Như thế nào là da dầu và da khô?
 

5. Da tiết quá nhiều dầu phải làm sao?

Khi da tiết quá nhiều dầu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
  • Rửa mặt đúng cách sử dụng sản phẩm dịu nhẹ không gây kích ứng da.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da dầu, kiềm dầu và se lỗ chân lông.
  • Hạn chế chạm tay vào mặt để tránh vi khuẩn và dầu từ tay gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa trên da.
  • Kiểm soát stress, duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối và đủ giấc ngủ.
Trên là một số chia sẻ về da dầu là gì mà Huyền Phi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và chọn cho mình cách chăm sóc da phù hợp.

Bình luận (0)

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng

Bài viết liên quan

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem nền khi make-up?

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem nền khi make-up?

Bôi kem chống nắng trước hay sau kem nền? Bởi trang điểm và bảo vệ da khỏi tia UV là hai ...
Có nên phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách? Chi phí bao nhiêu?

Có nên phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách? Chi phí bao nhiêu?

Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách có đau không? Triệt tuyến mồ hôi nách có hết được mùi hôi nách ...
Hôi nách ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị

Hôi nách ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa trị

Nguyên nhân hôi nách ở trẻ em là do đâu? Cách trị hôi nách ở trẻ em như thế nào? Tìm ...
Cách dùng lăn nách khử mùi hiệu quả, không ố vàng áo

Cách dùng lăn nách khử mùi hiệu quả, không ố vàng áo

Hầu hết người dùng không biết cách dùng lăn nách khiến mùi cơ thể nặng hơn, gây kích ứng và làm ...
7 cách trị hôi nách bằng chanh tại nhà an toàn hiệu quả

7 cách trị hôi nách bằng chanh tại nhà an toàn hiệu quả

Dùng chanh trị hôi nách một biện pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng? Đừng bỏ lỡ 7 cách trị ...
5 cách trị hôi nách bằng lá trầu không cực kì hiệu quả

5 cách trị hôi nách bằng lá trầu không cực kì hiệu quả

Trị hôi nách bằng lá trầu không là phương pháp dân gian hiệu quả và an toàn được ưa chuộng. Bỏ ...
4 cách trị hôi nách bằng kem đánh răng hiệu quả tại nhà

4 cách trị hôi nách bằng kem đánh răng hiệu quả tại nhà

Trị hôi nách bằng kem đánh răng có thực sự hiệu quả không? Bỏ túi các cách trị hôi nách bằng ...
Trị hôi nách sau sinh bằng rượu gừng hiệu quả tại nhà

Trị hôi nách sau sinh bằng rượu gừng hiệu quả tại nhà

Trị hôi nách sau sinh bằng rượu gừng là giải pháp hiệu quả, an toàn và lành tính cho phụ nữ ...

Thêm vào giỏ hàng thành công